Home / Xã Hội / Gia Đình & Xã Hội / Shipper đến nhà tự nấu ăn cho khách vì kinh tế hạn hẹp mà con lại bệnh

Shipper đến nhà tự nấu ăn cho khách vì kinh tế hạn hẹp mà con lại bệnh

Đoạn tâm sự của một anh chàng khi đặt đồ ăn qua mạng nhưng không có nơi nào bán, may mắn gặp được anh shipper có tâm, vì túng thiếu nên phải làm việc.

Trong suốt những ngày chống “giặc Covid-19” vừa qua, không ít người phải rơi vào tình trạng khó khăn, kinh tế eo hẹp vì mất việc hoặc phải tạm ngưng các hoạt động để ở nhà phòng chống dịch một cách tốt nhất. Tình trạng của các anh shipper trong những ngày này cũng gặp không ít khó khăn vì hàng quán đa số đều đóng cửa nghỉ dịch.

Mới đây trên MXH có chia sẻ một bài viết đầy xúc động và không kém phần éo le của một anh chàng shipper. Quả thật, câu chuyện này đã nhanh chóng nhận về khá nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.

Nghề shipper gặp không ít khó khăn trong những ngày toàn quốc thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh: VTC)

Nghề shipper gặp không ít khó khăn trong những ngày toàn quốc thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh: VTC)

Câu chuyện cảm động về anh shipper được chủ thớt chia sẻ trên MXH

Cụ thể, một “chủ thớt” chia sẻ câu chuyện về việc mình đặt đồ ăn trên mạng nhưng cửa hàng lại đóng, may mắn gặp trúng anh shipper vừa có tâm lại có tầm.

 Bài chia sẻ của chủ thớt trên MXH. (Ảnh chụp màn hình)
Bài chia sẻ của chủ thớt trên MXH. (Ảnh chụp màn hình)

Đọc đến đây, có lẽ nhiều người vẫn chưa thể hình dung được tại sao anh shipper lại lên đến tận nhà của “chủ thớt” trong khi đó đồ ăn lại không có. Thế nhưng, khi đọc đến đoạn cuối của bài viết, chúng ta mới nhận ra được anh shipper có hoàn cảnh vô cùng khó khăn và đầy đáng thương.

“Thế là anh shipper mới trình bày là sáng giờ anh chưa được đơn nào, đói quá, anh chỉ mua được ít trứng với rau, hay anh làm cho chú bữa cơm. Anh tính tiền công 30 nghìn thôi. Mình nhìn ông anh uy tín nên cũng đồng ý xem như nào. Nhưng chẳng ai ngờ anh vào nấu ăn ngon như thợ luôn ạ. Đến lúc ông anh ra về, ông anh bảo mình là lần sau đói thì cứ gọi anh, kể cả dọn nhà anh cũng làm được. Miễn là có tiền để anh nuôi con thôi, con anh bị bệnh về tim, giờ ngày mà không kiếm được độ 300 – 400 thì không đủ tiền nuôi con em ạ.

Mình hỏi sao anh không đi nhận gạo từ thiện, cũng đỡ được phần nào tiền cơm mỗi ngày. Anh bảo mình là anh còn sức khỏe, còn lao động được, gạo đấy nên dành cho những người khác, còn nhiều người khổ hơn anh. Thế đấy, lúc anh ra về, nhìn nụ cười lạc quan của anh, tự nhiên mình lại rơi nước mắt.”

 Hình ảnh ông bố hành nghề shipper đang nấu ăn trong bếp của khách hàng, chỉ mong kiếm đủ tiền lo cho con bị bệnh tim. (Ảnh: Thành Nguyễn - Tổ Lái)
Hình ảnh ông bố hành nghề shipper đang nấu ăn trong bếp của khách hàng, chỉ mong kiếm đủ tiền lo cho con bị bệnh tim. (Ảnh: Thành Nguyễn – Tổ Lái)

“Miễn là có tiền để anh nuôi con thôi…”

Câu chuyện về anh chàng shipper phải đi mưu sinh trong những ngày cả xã hội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ dư luận. Mới đây, một độc giả của YAN đã gửi quan điểm của bản thân sau khi đọc được câu chuyện trên. YAN xin trích dẫn nguyên văn ý kiến của bạn độc giả như sau:

“Những ngày này, gia đình nào cũng đang cố gắng để cầm cự được qua mùa dịch Covid-19. Dẫu biết rằng mỗi người sinh ra đều mang trong mình một số phận, một hoàn cảnh khác nhau, thế nhưng vẫn không thể cầm được lòng khi đọc được những dòng chia sẻ của chủ thớt. 

 Những tình cảm của cha đâu phải lúc nào cũng được nói ra, đôi khi việc đó chỉ thể hiện qua hành động. (Ảnh minh họa: Twitter)
Những tình cảm của cha đâu phải lúc nào cũng được nói ra, đôi khi việc đó chỉ thể hiện qua hành động. (Ảnh minh họa: Twitter)

Đúng thật, trên đời này chả ai thương con cái bằng ba mẹ cả. Sinh con ra, lo cho con từ miếng ăn, sức khỏe cho đến cả giấc ngủ. Anh shipper trong câu chuyện này quả thật là một ông bố vĩ đại, đặt cả cái tôi của bản thân xuống, sẵn sàng làm mọi chuyện, chỉ mong muốn kiếm được vài ba trăm nghìn đồng đủ tiền chữa bệnh tim cho con. ‘Miễn là có tiền để anh nuôi con thôi’ – quả thật khi đọc đến đây tôi thấy thật ngưỡng mộ cô bé, cậu bé nào có được một ông bố vĩ đại như vậy. 

Ừ thì đối với cha, yêu thương đâu nhất thiết phải nói ra, chỉ luôn được thể hiện bằng hành động. Những điều mà ông bố shipper này đang làm đều là vì người con mắc bệnh tim của mình. Mọi chi phí để chữa trị bệnh cho đứa con dường như đều hạn hẹp khi dịch Covid-19 gây ra quá nhiều khó khăn.”

Nghèo nhưng có sức lao động thì không thể đi nhận gạo từ ATM để nhường phần cho người khác

“Hiện tại có khá nhiều máy ATM hỗ trợ gạo miễn phí cho người khó khăn, thế nhưng ông bố làm shipper này vẫn tuyệt nhiên không đến lấy gạo để đỡ bớt phần nào trong việc mưu sinh. Quả thật đối với suy nghĩ nhường phần cho người khác khó khăn hơn vì bản thân vẫn còn sức lao động là điều mà bản thân tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ ông bố này. Tuy cuộc sống có khó khăn, công việc trong những ngày này có chút trắc trở, thế nhưng ông bố này vẫn nhất quyết không lấy gạo từ ATM vì muốn nhường phần cho những ai khó khăn hơn. 

 Cuộc sống này không tránh khỏi những ngày khó khăn ập đến, thế nhưng ông bố shipper vĩ đại này dã mang đến cho mọi người câu chuyện cuộc sống đầy ý nghĩa. (Ảnh minh họa: Instagram)
Cuộc sống này không tránh khỏi những ngày khó khăn ập đến, thế nhưng ông bố shipper vĩ đại này dã mang đến cho mọi người câu chuyện cuộc sống đầy ý nghĩa. (Ảnh minh họa: Instagram)

Tôi nghĩ, chỉ với hành động cùng một số lời chia sẻ của người shipper này với ‘chủ thớt’ là một bài học, một câu chuyện cuộc sống đầy ý nghĩa. Tôi mong rằng, trong thời gian tới dịch sẽ được dập tắt để cuộc sống của mọi người quay trở về quỹ đạo bình thường. Tuy có đôi chút khó khăn, nhưng rồi ai cũng sẽ phải tự đứng lên, tự bản thân vượt qua tất cả mọi chông chênh, phong ba mà cuộc sống mang đến mỗi ngày. Chúc cho anh shipper sẽ có đủ sức khỏe để đi mưu sinh kiếm tiền lo cho người con bị bệnh tim của mình. Cảm ơn anh – một công dân tốt – một ông bố vĩ đại.”

 

Theo yan.vn

 

About 360thitruong

Check Also

Người trong cuộc nói về việc không cho nhận gạo ở ATM gạo

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip người đến xếp ...

Trả lời