Home / Thời Sự / Tin Trong Nước / Lũ dâng trở lại, người dân khóc lặng đau đớn nhìn cá nuôi lồng chết hàng loạt do xả lũ

Lũ dâng trở lại, người dân khóc lặng đau đớn nhìn cá nuôi lồng chết hàng loạt do xả lũ

Nước lũ đã rút từ đêm qua, nhưng hôm nay lại lên do trời mưa to. Toàn tỉnh có hơn 70.000 căn nhà bị ngập, 9 người chết.

https://www.youtube.com/watch?v=wj0OaxeS_Cc

Người dân khóc lặng: Đau đớn nhìn cá nuôi lồng chết hàng loạt do xả lũ!

Sáng 7/11, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể ông Phan Văn Quốc và con gái Phan Thị Thúy (24 tuổi, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy). Cha con ông Quốc bị lũ cuốn mất tích trên đường đi làm sáng 5/11. 

Ngoài hai nạn nhân này, tỉnh còn 7 người chết do lũ cuốn. Hơn 70.200 căn nhà bị ngập sâu 0,2-0,8 m. 10 km bờ biển sạt lở, nhiều diện tích hoa màu bị ngập, hàng trăm tấn cá nuôi của người dân bị chết.

lu-dang-tro-lai-9-nguoi-chet-o-thua-thien-hue

Nước lũ ở huyện Quảng Điền còn ngập sâu. Ảnh: Võ Thạnh.

Ông Phan Thanh Hùng, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đợt lũ này mực nước lớn nhất trên sông Hương, sông Bồ đều vượt báo động 3, trong đó nước sông Bồ xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử 1999 (5,18 m). 

Đêm qua lũ các sông đã giảm nhiều so với mức đỉnh, nhưng sáng nay mưa lớn ở thượng lưu khiến lũ lên trở lại. Tại thành phố Huế, 45.200 căn nhà bị ngập 0,3-0,8m, hơn 80% tuyến đường của 25 phường đã ngập bình quân 0,5-1,3 m. 

Tại huyện Quảng Điền, hạ lưu của dòng sông Hương và sông Bồ, hàng nghìn hộ dân đang bị cô lập. Mưa to liên tục nên mực nước sông Bồ đoạn qua huyện sau một đêm hạ đã lên trở lại.

Ông Hoàng Đăng Khoa, Bí thư huyện Quảng Điền cho biết, đợt lũ này khiến hàng trăm tấn cá lồng của người dân xã Quảng Phú, Quảng Thọ nuôi dọc sông Bồ bị chết, trong đó có 13 lồng bị lũ cuốn trôi. Hiện nay, các xã ở Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ với hàng nghìn hộ dân vẫn bị cô lập.

Theo ông Khoa, người dân huyện Quảng Điền đã quen với mưa lũ nên có sự chuẩn bị trước. Toàn huyện có một người chết là chị Đoàn Thị Phương (48 tuổi, thị trấn Sịa) do lật thuyền. Chính quyền đang chuẩn bị phương án ứng phó khi lũ lên, đặc biệt là vùng thấp trũng.

 Mưa lớn đã gây sạt lở các tuyến đường lên huyện miền núi Nam Đông và A Lưới. Quốc lộ 49A từ TP Huế lên huyện A Lưới bị sạt 6 điểm ở đèo A Co, đèo Tà Lương (xã Hồng Hạ), cầu Chai 1, 2 (xã Đông Sơn). Tỉnh lộ 14B lên huyện Nam Đông bị sạt 4 điểm ở đoạn đèo La Hi, giao thông ách tắc.

Mưa lũ cũng khiến nhiều trường học bị ngập sâu 0,6-1m. Học sinh các huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phú Lộc, TP Huế vẫn chưa thể đến trường.

Cùng với đó, việc thủy điện xả lũ đã làm hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng trên sông Bồ thuộc thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị thiệt hại nặng nề, dù gần tới thời điểm thu lợi nhuận.

Dọc theo sông Bồ vào chiều tối 5/11, ghi nhận của PV Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường thì mưa vẫn rất lớn, mực nước cứ thế mà tăng dần, chảy mạnh hơn và tràn vào nhà dân…

Những lồng cá của người dân sắp thu hoạch cứ trôi theo những dòng nước lũ. Những con cá còn sót lại trong lồng với trọng lượng gần 1 kg/con thì bị nước lũ đánh tróc vải, chết trắng lồng.

Chia sẻ với PV, ông Hoàng Kim Tiến (phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà) cho hay, sáng nay thủy điện xả lũ thì nước dâng từ sáng đến giờ (chiều 5/11) ông đã vớt hàng tạ cá. Theo ông Phúc, số cá này gia đình ông đã thả nuôi khoảng một năm nay và sắp đến thời kỳ thu hoạch.

Thua Thien Hue: Lu tran ve sau bao so 12, ca long chet hang loat - Anh 2

Người dân cố gắng vớt cá trước khi mất trắng

“Thật sự rất buồn mà không biết nói gì hơn. Cá này bị nước lũ đánh tróc hết vải rồi, chết rồi nên chỉ bán được cho người ta làm thức ăn cho heo mà thôi. Coi như trắng tay rồi, mỗi kg có thể bán được khoảng 50.000 đồng, giờ được đồng nào hay đồng đó. Tôi cũng đi mượn hàng trăm triệu mà mua cá về nuôi đó chứ, giờ thì…”, ông Tiến vừa cầm những con cá chết vừa tâm sự với PV trong nước mắt.

Hàng trăm hộ dân khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự như anh Tiến. Con sông Bồ những ngày bình thường là nơi để người dân hai bờ sông kiếm kế sinh nhai. Và rồi thiên tai bất ngờ ập đến, mọi thứ dường như mất hoàn toàn, khó khăn chồng chất thêm khó khăn…

“Nước đột ngột đổ về vào khoảng 7h sáng 5/11, nước chảy quá nhanh khiến bà con hai bên sông Bồ không kịp trở tay. 19/19 lồng cá diêu hồng và cá trắm cỏ của nhà tôi vì nước lũ bất ngờ đổ về mạnh các lồng nuôi bị rách, cá theo dòng nước trôi ra ngoài. Những con cá còn lại trong lồng thì đã chết, gia đình vớt từ sáng đến nay vẫn chưa thể hết được. Giờ tối rồi, mai vớt tiếp thôi chứ sao…”, anh Nguyễn Kim Phúc- một hộ dân nuôi cá lồng trên sông Bồ buồn bã nói.

Thua Thien Hue: Lu tran ve sau bao so 12, ca long chet hang loat - Anh 3

Mang cá đem đi bán

Cũng theo ghi nhận của PV, dù dòng nước lũ chảy xiết nhưng người dân trên sông Bồ vẫn bất chấp nguy hiểm để giằng neo lồng cứu cá, có người đã “suýt” chết.

Ông Nguyễn Xuân Ty- Chủ tịch thị xã Hương Trà cho biết, lãnh đạo địa phương đã cử các lực lượng chức năng yêu cầu người dân về nhà cả lũ lớn.

“Nhưng người dân thấy xót của quá nên vẫn liều. Chúng tôi đã cử lực lượng công an túc trực, cấm người dân xuống khu vực sông Bồ đoạn qua địa bàn để giăng neo, cứu cá nhằm bảo đảm tính mạng một cách an toàn nhất…”, ông Ty thông tin.

Trong năm 2017 này, những người nuôi cá trên sông Bồ đã nhiều lần khốn khó khi cá bất ngờ chết hàng loạt dù chưa đến mùa lũ lụt. Bây giờ lại rơi vào tình cảnh oái ăm, vừa chạy lũ vừa vớt cá. Sự đau khổ là điều mà chúng tôi cảm nhận rõ ở người dân nơi đây…

Thua Thien Hue: Lu tran ve sau bao so 12, ca long chet hang loat - Anh 4

Cá chết khiến khó khăn càng chồng chất khó khăn với người dân ven sông Bồ

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo tối 5/11, lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế tiếp tục lên nhanh và ở mức rất cao, đặc biệt sông Bồ- nơi mà người dân đang chịu cảnh cá chết có khả năng vượt lịch sử năm 1999. Một số tuyến đường bị tê liệt do ngập nặng, nhiều hộ dân bắt đầu tính đến phương án di tản đi tránh lũ…

6h ngày 4/11, bão Damrey đổ bộ Phú Yên – Khánh Hòa, mạnh cấp 12 (135 km/h). 13h, tiến sâu vào nam Tây Nguyên, bão giảm còn cấp 9 (90 km/h) và đến 15h cùng ngày thì suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở biên giới Việt Nam – Campuchia.

Trong 9 tiếng hoành hành, bão đã gây gió mạnh, mưa to suốt từ Thừa Thiên Huế tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Lũ các sông dâng cao, hầu hết vượt báo động 3, một số nơi gần chạm mức lũ lịch sử năm 2013 và 2009.

Thống kê đến tối 7/11 có 89 người chết, 18 người mất tích, chủ yếu do sập nhà, sạt lở đất, chìm tàu và lũ cuốn.

https://www.youtube.com/watch?v=GPG9OkzkFss

Tổng hợp

About 360thitruong

Check Also

Ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng, thiếu niên 16 tuổi tấn công Báo điện tử VOV

Công an tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ...

Trả lời