Home / Pháp Luật / Tư Vấn / Bộ Tư pháp nói về thi hành án 600 tỷ của ông Đinh La Thăng

Bộ Tư pháp nói về thi hành án 600 tỷ của ông Đinh La Thăng

Đại diện Bộ Tư pháp nói vụ án Đinh La Thăng mới chỉ kết thúc sơ thẩm nên cơ quan thi hành án chưa thực hiện vì bản án chưa có hiệu lực.

 
Chưa thể thu hồi 600 tỷ của bị cáo Đinh La Thăng Theo Tổng cục thi hành án dân sự, vụ án Đinh La Thăng mới kết thúc phiên tòa sơ thẩm nên cơ quan thi hành án chưa thực hiện bản án dân sự.

Chiều 6/4, tại buổi họp báo quý I/2018 của Bộ Tư pháp, trả lời câu hỏi của báo giới về việc thi hành án dân sự đối với ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Tập đoàn dầu khí – PVN), ông Nguyễn Văn Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, cho biết bản án sơ thẩm có một phần nội dung liên quan đến Tổng cục Thi hành án dân sự.

Do đó, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm, thẩm quyền tổ chức thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Theo ông Sơn, hiện nay, vụ án mới chỉ kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Do bản án chưa có hiệu lực pháp luật nên Tổng cục Thi hành án chưa thực hiện nhiệm vụ.

Bo Tu phap noi ve thi hanh an 600 ty cua ong Dinh La Thang hinh anh 1
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự. Ảnh: Hoàng Lam.

Về mặt nguyên tắc, chỉ khi bản án có hiệu lực pháp luật và được tòa án chuyển cho cơ quan thi hành án, Tổng cục mới thi hành theo bản án có hiệu lực.

Đối với những vụ án tương tự, nếu cơ quan chức năng không áp dụng biện pháp tạm thời như kê biên hay phong tỏa hoặc ngăn chặn tài khoản, tài sản của người có án sơ thẩm, thì sẽ gây khó khăn trong việc thu hồi tài sản, đặc biệt với các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tuy nhiên, theo luật tố tụng, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như trên thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, trước khi được chuyển cho cơ quan thi hành án.

“Nếu phải thi hành, việc các cơ quan tố tụng áp dụng những biện pháp trên sẽ thuận lợi cho bên thi hành án thu hồi ngân sách”, ông Sơn nói.

Phó tổng cục trưởng cũng kiến nghị đối với các tài sản liên quan đến vụ án kinh tế, tham nhũng như bất động sản và tài khoản lớn, phải có luật điều chỉnh về sự minh bạch.

Ở nhiều nước, các tài sản liên quan đến những vụ án đều được cơ quan Nhà nước nắm rõ. Do đó, ông Sơn cũng mong muốn có được hệ thống thể chế tương tự.

Bo Tu phap noi ve thi hanh an 600 ty cua ong Dinh La Thang hinh anh 2
 

Trước đó, hôm 29/3, TAND cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Đinh La Thăng 18 năm tù về tội Cố ý làm trái. Ông Thăng đang chấp hành và chờ phúc thẩm bản án 13 năm tù ở vụ Cố ý làm trái xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Do đó, nếu giữ nguyên hình phạt ở 2 bản án sơ thẩm, bị cáo Đinh La Thăng phải thi hành tổng cộng 30 năm tù.

Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng phải có trách nhiệm bồi thường 600 tỷ trong số 800 tỷ đồng Tập đoàn dầu khí bị mất khi đầu tư vào Oceanbank.

 

Theo zing.vn

About 360thitruong

Check Also

Chủ nhà đuổi người thuê vì chậm trả tiền trọ do khó khăn bởi Covid-19: Có thể bị truy cứu hình sự

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại hình ảnh và ...

Trả lời