Home / Giáo Dục / Tin-Sự Kiện / Bộ GD-ĐT lên tiếng về “đề xuất đổi mới Tiếq Việt” của PGS.TS.Bùi Hiền

Bộ GD-ĐT lên tiếng về “đề xuất đổi mới Tiếq Việt” của PGS.TS.Bùi Hiền

Ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã chính thức lên tiếng về đề xuất đổi mới “Tiếq Việt” của PGS.TS. Bùi Hiền.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về "đề xuất đổi mới Tiếq Việt" của PGS.TS.Bùi Hiền - 1

Đề xuất cải tiến Tiếng Việt của PGS.TS.Bùi Hiền gây tranh cãi

Những ngày qua PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận, nhiều người nói ông điên và không ít người cho rằng ông “không có việc gì để làm nên rửng mỡ”.

Xung quanh vấn đề này, ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã lên tiếng về đề xuất này của PGS.TS. Bùi Hiền.

Bộ GD-ĐT cho biết, ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành Ngôn ngữ học. Bộ GD-ĐT trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.

Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.

“Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay”, Bộ GD-ĐT cho hay.

PGS.TS.Phạm Văn Tình, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam bày tỏ: “Tôi rất ngạc nhiên vì dư luận đã phản ứng mạnh mẽ với đề xuất này trong khi giới ngôn ngữ học rất bình tâm”.

PGS. Phạm Văn Tình cho rằng, dư luận đang quá đà, nên tôn trọng tác giả – vốn là một nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết.

“Dư luận cứ bình tĩnh, đừng phê phán nặng nề, ném đá PGS Bùi Hiền. Chúng ta không nên vì thấy lạ mà vội vã phản bác vì không cần thiết phải như thế”, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nói.

Ông Tình cho biết, chính ông đã đọc bài nghiên cứu về đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS. Bùi Hiền tại một hội thảo tổ chức hồi tháng 9/2017. Ông cũng biên tập và đồng ý cho in bài tham luận vì tôn trọng ý kiến cá nhân của nhà khoa học.

“Ta hãy khoan bàn tới tính đúng sai của vấn đề mà nên trân trọng thái độ lao động nghiêm túc đó. Ông Bùi Hiền có luận cứ riêng của ông, chúng ta nên ghi nhận tinh thần, thái độ của ông đối với tiếng Việt”, ông Tình chia sẻ.

Trước đó, tại Hội thảo “Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” (do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường ĐH Quy Nhơn tổ chức) từ tháng 9/2017, PGS.TS.Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) đề xuất cải tiến tiếng Việt.

PGS.TS. Bùi Hiền cho rằng, trải qua gần một thế kỷ đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư… hơn

Theo đó, cách viết tiếng Việt sẽ giống với ngôn ngữ thông thường, không còn các chữ ghép ch-tr-nh… Như vậy “giáo dục” phải viết là “záo zụk”, “nhà nước” là “n’à nướk”, “ngôn ngữ” là “qôn qữ”…

 

Theo Dân Việt

About 360thitruong

Check Also

Tiếng Việt không dấu chính thức được cấp bản quyền, tác giả hy vọng chữ mới có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh

Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và ...

Trả lời