Home / Thị Trường / Thị Trường 24/7 / Asanzo: Không sai nhưng cũng tan tác hết rồi

Asanzo: Không sai nhưng cũng tan tác hết rồi

Trong chỉ 70 ngày, Asanzo đã mất hơn 80% doanh số so với bình thường và vừa phải tuyên bố đóng cửa nhà máy khi không còn khả năng tài chính

Đúng vào cái hẹn 30.8, để có kết luận cuối cùng sự việc của Asanzo, vẫn không hề có một câu một chữ nào được đưa ra. Trong khi đó, Asanzo buộc phải ra tuyên bố đóng cửa nhà máy, tạm ngừng hoạt động khi không còn khả năng tài chính để có thể duy trì hoạt động.

70 ngày đã qua kể từ khi “nghi vấn” giả nhãn hiệu hàng hóa “made in VietNam” xuất hiện trên báo chí.

70 ngày, Asanzo đã mất hơn 80% doanh số so với bình thường

70 ngày qua, họ vẫn phải chi ít nhất 1 tỉ đồng mỗi ngày để trả lương cho người lao động, trả chi phí kho bãi và các chi phí khác.

70 ngày, DN phải tiếp 7 đoàn thanh kiểm tra, với những đoàn số người kiểm tra lên tới 70 người.

70 ngày, thời gian, cái án treo đã khiến DN này kiệt quệ, không còn khả năng tài chính, đã khiến nhiều nhân sự chủ chốt không còn đủ sức khỏe và sự kiên nhẫn khi áp lực luôn căng như dây đàn.

70 ngày và nguy cơ “cái chết” của một doanh nghiệp ngàn tỉ

Và con số 70%, cũng là tỷ lệ linh kiện mà Asanzo nhập khẩu (khung sườn, màn hình và bo mạch) để sản xuất trong khi  30% còn lại, Asanzo chủ động thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV, bộ nguồn phù hợp với điện 220 V cũng như điện từ ắc-quy để có thể hoạt động trên ghe thuyền tại các vùng sông nước và các phần phụ trợ.

Cũng đúng vào ngày hôm qua 30.8 nhóm giúp việc cho Tổ công tác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố biên bản làm việc và những nhận định, rằng: Các sản phẩm điện tử của Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu nước ngoài được ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật, cụ thể là quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hoá. Và căn cứ là các quy định về xuất xứ hàng hoá quy định tại các Nghị định 19 và Nghị định 31 của Chính phủ.

VCCI cho biết sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ .

Chỉ đáng tiếc, VCCI không phải là một trong bốn bộ ngành, không phải là “cơ quan chức năng” được giao làm trọng tài trong vụ “giả xuất xứ” này

Nhưng nghi ngờ Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường được quy kết rất nhanh từ báo chí, nhưng lại quá chậm được kết luận đang khiến doanh nghiệp đứng trên miệng vực sụp đổ.

Doanh nghiệp ngàn tỉ, mạng lưới 15.000 cửa hàng, điểm bán và công ăn việc làm cho 2.000 công nhân, 2.000 gia đình. Sẽ rất đáng tiếc nếu cái kết của vụ việc này là sự sụp đổ, có thêm nguyên nhân từ sự chậm trễ của “Cơ quan chức năng”.

Asanzo cần một kết luận sớm và công bằng, khách hàng của họ cũng thế, dư luận cũng vậy, và 2.000 công nhân hôm nay đang mất việc lại càng cần hơn nữa.

 

Theo laodong.vn

 

 

About 360thitruong

Check Also

Giá vàng tăng vượt 70 triệu/lượng

Giá vàng trong nước và thế giới vào hôm nay (18/4) tăng mạnh. Giá vàng ...

Trả lời